An toàn công nghiệp

Theo kết quả thống kê do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) thực hiện thì trong thời gian qua tình trạng tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây hậu quả chết người và chủ yếu diễn ra trong các ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng. Mặc dù Nhà nước đã tăng cường các quy định pháp luật về quản lý an toàn và vệ sinh lao động nhưng nhìn chung tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn chưa thực sự chú trọng quan tâm cũng như thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần và tính mạng bản thân người lao động mà còn là giảm sút năng suất, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín doanh nghiệp và làm tăng gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ý thức của chủ sử dụng lao động cũng như của người lao động đối với vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động mà thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện an toàn lao động. Cùng với việc cung cấp kiến thức pháp luật thì thông qua khóa đào tạo an toàn vệ sinh lao động ngắn hạn này, người lao động được trang bị tương đối đầy đủ các kỹ năng để phòng ngừa nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình lao động sản xuất. Việc đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và ứng phó phù hợp được coi là biện pháp hàng đầu giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng huấn luyện an toàn lao động cho lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác đảm bảo an toàn cho người lao động có ý nghĩa tích cực bởi đây là đội ngũ giữ nhiệm vụ định hướng, đề ra các biện pháp cụ thể để tăng cường ý thức tự giác, chủ động chấp hành các qui định về an toàn của người lao động. Họ đồng thời là những đại diện về mặt pháp lý để nhà nước áp dụng các hình thức xử phạt hoặc bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động.

Đối với mỗi ngành nghề sản xuất công nghiệp hoặc lĩnh vực hoạt động sẽ có những biện pháp đảm bảo an toàn khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì việc trang bị kiến thức, kỹ năng và tăng cường bảo hộ cá nhân cho người lao động được coi là cách thức mang lại hiệu quả tích cực nhất. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động huấn luyện an toàn lao động để từng bước thiết lập sự chặt chẽ cũng như giúp răn đe, hạn chế các hiện tượng vi phạm an toàn lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *